Видео от Furor Teutonicus

Ra đời vào ngày 13 tháng 6 năm 1944, tên lửa hành trình V-1 vận hành bằng máy bay phản lực mang một đầu đạn 850 kg với tầm bắn 201 km. Tên gọi khác của loại tên lửa này là Fieseler Fi 103. Loại tên lửa này có thể được thả trên không từ các máy bay ném bom nhưng hầu hết được phóng từ mặt đất với các bệ phóng dài giấu tại khu vực địa hình rậm rạp. Tuy nhiên, V-1 có thể dễ dàng bị phát hiện ở trên không, vì vậy chúng cần được thả một cách nhanh chóng để gây bất ngờ cho mục tiêu. Trong thế chiến thứ 2, quân Đức đã phóng gần tên lửa V-1 về phía London và các thành phố, thị trấn khác của Anh nhưng chưa đến tên lửa nhắm trúng mục tiêu, số còn lại bị phá huỷ bởi đạn chống máy bay. Tên lửa V-2 là loại tên lửa đạt độ tinh vi hiện đại nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên, loại tên lửa này rất đắt. Không có nhiều cải biến về độ chính xác nhưng nó vẫn là nỗi khiếp sợ của mọi người dân lẫn binh lính trong chiến tranh. V-2 là thành quả ấn tượng nhất mà các nhà khoa học quân sự của phát xít Đức đạt được, nó cũng được xem là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới. Theo các tài liệu ghi lại, V-2 có thể bắn tới London với tốc độ siêu thanh khoảng 1,6km/s. Tên lửa đạn đạo này có trọng lượng phóng 13 tấn và mang theo tới 800kg chất nổ. Tên lửa này có thể được bắn từ các bệ phóng di động. Có hơn tên lửa V-2 bắn về phía quân Đồng minh, làm hơn người thiệt mạng, cả quân sự và dân sự. V-2 trở thành nguyên mẫu của nhiều loại tên lửa sau này của Nga và Mỹ. Nếu các lực lượng Đức có thêm thời gian, tiến trình của cuộc chiến sẽ rất khác nhau, bởi quân đội Đức có thể gắn vào V-2 một đầu đạn hạt nhân, hoặc đưa vũ khí hóa học và sinh học vào các chương trình vũ khí của mình. Cuộc chiến đã kết thúc trước khi những vũ khí được cho là “siêu hiện đại” ra đời. Tuy nhiên, không vì vậy mà có thể phủ nhận những phát minh của Đức là nền tảng cho nhiều loại vũ khí của Nga và Mỹ sau này.
Back to Top