NGÀN NĂM CẦU NGUYỆN - Himekami | “NGHÊ THƯỜNG VŨ Y KHÚC“ | ĐÔN HOÀNG PHI THIÊN | 千年的祈祷

NGÀN NĂM CẦU NGUYỆN - Himekami | “NGHÊ THƯỜNG VŨ Y KHÚC“ | ĐÔN HOÀNG PHI THIÊN | 千年的祈祷 ----------------------- Đôn Hoàng, một ốc đảo nằm trên giữa sa mạc, là một địa danh rất quan trọng về phương diện lịch sử, đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới với hơn năm trao đổi văn hóa và nghệ thuật. Thời cổ đại, đây là nơi con đường tơ lụa đi qua, là một trong những con đường quan trọng kết nối khu vực Trung Á với Trung Quốc, nơi có các nước Tây Vực, có Ngọc Môn Quan là thành lũy cuối cùng ngăn cách giữa Trung Nguyên và Tây Vực. Dưới sự tàn phá của nắng gió, cát sa mạc và thời gian, Ngọc Môn Quan ngày nay chỉ còn lại một góc tường thành đứng cô đơn giữa biển cát. Chỉ cần bước qua Ngọc Môn Quan là tiến vào một vùng đất hoang vu, khắc nghiệt và đầy rẫy hiểm nguy. Ngọc Môn Quan đã từng rất đông đúc và náo nhiệt khi hàng ngàn người Tây Vực và Trung Nguyên tới đây để trao đổi buôn bán hàng hóa. Giữa sa mạc hoang vu Đôn Hoàng khô cằn là một ốc đảo xanh tươi và hồ nước ngọt hình trăng lưỡi liềm thơ mộng - Nguyệt Nha Tuyền là điểm dừng chân chính của các thương nhân buôn bán trên con đường tơ lụa khi vượt qua sa mạc. Đôn Hoàng nổi tiếng với những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật cổ xưa đặc sắc được ví như bảo tàng - thư viện Phật giáo đồ sộ, nơi lưu giữ vô số những tài liệu quý giá mà không nơi nào có được. Trong vòng vài thập kỷ, 70 hang động đã được kiến tạo ở Mạc Cao. Và trong suốt năm qua, các nghệ nhân đã tạo ra hơn 700 ngôi đền trong hang với m2 các bức bích họa. Nhiều hang được tạo ra từ thời Đường - thời kỳ Phật giáo phát triển thịnh vượng nhất, màu sắc rực rỡ và các chi tiết sắc nét từ trang phục của tượng phản ánh cuộc sống sung túc của các nhà sư thời bấy giờ. Hiện có khoảng bức tượng còn tồn tại ở Đôn Hoàng, nhiều bức được khôi phục từ triều Thanh. VŨ KHÚC ĐÔN HOÀNG Truyền rằng, bức tranh “Đôn Hoàng phi thiên” ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp của các tiên nữ xinh đẹp trong điệu múa Đôn Hoàng huyền thoại do Dương Quý Phi biên đạo. Trong một đêm say giấc, Đường Minh Hoàng (Vua Lý Long Cơ) mơ thấy mình lạc vào cõi bồng lai, được nghe tiếng nhạc du dương mê đắm, được nhảy múa cùng các tiên nữ. Ông còn mơ thấy Hằng Nga truyền dạy lại nhạc khúc này. Tỉnh giấc, Đường Minh Hoàng đã phổ lại bản nhạc và cùng các nhạc công hoàng cung biểu diễn. Dương Quý Phi vốn xuất thân là một vũ công với sắc đẹp khuynh thành, từng biểu diễn những điệu múa được xem là thiên hạ đệ nhất về phong cách, thần thái, không khỏi động lòng trước bản vũ khúc trên, bèn vũ theo điệu nhạc. Nhìn Dương Quý Phi biểu diễn, nhan sắc yêu kiều, phong thái thanh thoát, uyển chuyển nhẹ nhàng, như nước chảy, mây bay, lúc dập dìu, mê đắm, Đường Minh Hoàng đã đặt tên cho điệu múa là “Nghê Thường Vũ y Khúc” và cho người vẽ lại những điệu múa của nàng, sau đó cùng nàng dạy lại cho các vũ công hoàng cung để biểu diễn cho Thái Hậu, cả Hoàng gia cùng các quần thần chiêm ngưỡng. Ngày nay, múa Đôn Hoàng đã trở thành một phần của văn hóa ca vũ nhạc Trung Hoa truyền thống, được giảng dạy như môn học chính yếu trong các trường múa. “Múa Đôn Hoàng (敦煌舞蹈), một trong những thể loại múa cổ điển Trung Quốc sử dụng tư liệu về âm nhạc và vũ đạo trong Hang Đôn Hoàng. Múa Đôn Hoàng trên cơ sở kế thừa truyền thống, tuân thủ các nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống Trung Quốc, tiếp thu và học hỏi điệu múa của các dân tộc khác nhau ở miền Tây, sử dụng nhịp điệu của các điệu múa cổ điển, kết hợp tư thế tĩnh với thể thống nhất trong quá trình chuyển động. Tư thế múa điển hình là uốn cong ba chiều hình chữ “S“ với vặn cổ, xoay eo, chuyển hông và bàn chân móc câu, tư thế tay nhiều cạnh, nhiều góc và nhiều đư̖
Back to Top