NGHÌN NĂM ĐỂ CẦU NGUYỆN | 千年の祈り| MÚA PHẬT GIÁO Apsara (Sennen No Inori)

THIÊN NỮ TÁN HOA Xuôi về phía đông nam của Đôn Hoàng là một dãy núi hình vòng cung, dưới chân bờ đông có một dòng sông, hai bên được ngăn chắn bằng hàng cây dương. Vào giữa thế kỷ thứ 4, dãy núi đá đó đã được tạo nên với hàng trăm hang động như hình một tổ ong. Chính tại đây, những thương gia và dòng người hành hương đã đến cầu nguyện hồng ân Tam Bảo, Phật lực gia trì cho một hành trình băng qua Sa mạc an toàn, đó là hệ thống Thiên Phật Động – Hang đá Mạc Cao - Nơi mà hàng ngàn vị Phật trong mỗi sắc màu tỏa khắp các bức tường hang động, xiêm áo của chư thiên, cà sa của chư Phật vào Bồ tát được thếp lấp lánh ánh vàng. Apsara (Phi thiên) phiêu lãng bay lượn trên đỉnh động, góc tường tán hoa cúng dàng chư Phật, hoặc xuất hiện trong các tác phẩm Biến Kinh Đồ thể hiện sự vui mừng của trời, người trước một sự kiện trọng đại của chúng sinh gặp Pháp hội của Phật, được nghe chư Phật thuyết giảng chân lý áo bí. Trong tổng khoảng 500 hang động đều có hình ảnh Phi thiên với trăm ngàn tư thế, nghệ thuật tạo hình đã được chuyển hóa trong Pháp, nhằm tạo nên sự biến hóa khôn lường, đây chính là quả hạnh được tiếp nhận chuyển giao, kế thừa và dung hòa từ Ấn Độ, Quy Tư Tây Vực với mỹ học Trung Quốc thời đó và phát triển tạo nên hình tượng Phi thiên Đôn Hoàng. Theo Phật giáo, Phi thiên là hóa thân của Thần Thiên ca và Thần Thiên nhạc. Trong thần thoại Ấn Độ cổ, họ vốn là vợ chồng, sau này đức Thế Tôn nương theo văn hóa bản xứ và đưa họ trở thành một trong các vị Thần trong Thiên Long Bát Bộ. Thần thiên ca có nhiệm vụ dâng hương, hoa, tán hoa, dâng đồ báu cúng dàng lên chư Phật; Thần Thiên nhạc có nhiệm vụ ca múa, tấu nhạc trong thế giới Cực Lạc. Trong nghệ thuật hội họa về sau, các nghệ nhân dung hòa làm một không còn phân biệt giới tính, cũng không còn phân cấp nhiệm vụ mà chỉ chung cho chư tiên thiên tán hoa, tấu nhạc cúng dàng. NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH PHI THIÊN (TIÊN NỮ) QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ Ban đầu hình tượng Phi thiên được vẽ trên đỉnh hang, các góc tường, phía trên đầu của các vị Phật và Bồ tát chủ thể trong mỗi gian động. Chúng ta có thể thấy hình tượng ban đầu còn giữ nguyên ảnh hưởng của Quy Tư Tây Vực (Tân Cương), Phi thiên còn mang tướng nam, mình ngắn, đầu tròn bầu dục, mũi to, mắt sáng, phần thân trên lộ thể, dưới mang quần dài, nét vẽ đơn giản, thô khỏe. Hình tượng Phi thiên sang thời Bắc Ngụy, thời Tùy vẫn trong quá trình dung hòa, kế thừa và sáng tạo. Đến đời Đường, tạo hình Phi thiên trong hang Mạc Cao đã hoàn thành quá trình tiếp nhận và định hình phong cách, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. Khắp bốn vách động đã được vẽ kín bởi những tác phẩm Biến Kinh Đồ có kích cỡ lớn. Hình ảnh Phi thiên lại cưỡi mây bay lên, tay tán hoa khắp bầu trời, tay cầm lẵng hoa hoặc đang tấu nhạc bằng các loại nhạc cụ như Tỳ bà, tiêu, sáo… tạo nên một tác phẩm hội họa diễn bày ý kinh sống động, hoan hỷ đúng như tư tưởng diễn tả về cảnh Tây Phương Cực Lạc. Ngoài ra, vẫn còn hình ảnh Phi thiên khỏa thân, Phi thiên đồng tử, xuất hiện thêm hình ảnh Phi thiên song thân (hai thân song song), Bước sang thời Ngũ Đại, thời Tống và các thời sau đó, hình tượng Phi thiên không còn thấy sức sáng tạo, dần dần theo công thức hóa. Tuy đặc điểm phong cách vẫn khác nhau, như xuất hiện Ngũ Thân phi thiên nhưng các đời về sau có phần thua kém đời trước, mất đi sức sống, sức sáng tạo, sức gợi tả của nghệ thuật vốn có. Từ thế kỷ thứ 4 (Thập lục quốc) ra đời cho đến thế kỷ 14 (triều Nguyên), hình tượng Phi thiên đã có tuổi hơn ngàn năm là một đóa hoa đặc sắc trong lịch sử tạo hình, khuôn mẫu mỹ học của hội họa nhân loại... Hình tượng Phi thiên có ảnh hưởng rộng lớn, không chỉ ở chính quốc (Trung Hoa) mà còn có sức lan tỏa ảnh hưởng đến nghệ thuật tạo hình mỹ học tới nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quố
Back to Top